Lựa chọn đồ chơi cho trẻ theo độ tuổi |
|
Các loại đồ chơi thích hợp là đồ chơi giúp phát triển khả năng vận động của bé, đặc biệt những đồ chơi cho bé có thể cưỡi lên, đạp đi như xe 3 bánh, toa xe cho bé bỏ đồ vật vào và kéo đi… Các đồ chơi ngoài trời như bóng lớn, đồ chơi xúc cát, hồ bơi nhỏ, đồ hàng, thay quần áo búp bê…
Trẻ em lứa tuổi này đặc biệt thích các đồ chơi đòi hỏi bé phân biệt, như các khối xếp hình và các câu đố đơn giản. Các đồ chơi tạo âm thanh như đàn, kèn, trống hay xem băng đĩa cũng khiến trẻ rất thích thú.
Trẻ từ 3-5 tuổi
Độ tuổi này bé rất thích các trò chơi giả vờ, thích hóa trang, đóng vai nào đó theo thế giới tưởng tượng của trẻ. Đồ chơi thích hợp ở lứa tuổi này còn là loại đồ chơi vừa là bạn đồng hành, vừa là người bảo vệ như một chú gấu bông, chó bông… Những đồ chơi về chuyên chở, giao thông đặc biệt hấp dẫn đối với bé: xe tải, xe xúc, máy bay, tàu lửa, tàu thủy, xe kéo…
Giai đoạn này cha mẹ cần lưu ý trẻ về vấn đề chia sẻ đồ chơi với bạn bè vì độ tuổi này trẻ có nhu cầu lớn về giao lưu, kết bạn.
Trẻ từ 6-9 tuổi
Những đồ chơi thích hợp cho trẻ độ tuổi này cần hướng dẫn trẻ các kỹ năng cụ thể để sẵn sàng cho các hoạt động nhóm và vui chơi cùng với bạn bè.
Đồ chơi thích hợp: xe đạp lớn, bóng chày, diều, đồ chơi có pin, xe scooter, dụng cụ thể thao, xếp hình (50-100 miếng). Sơn, chì sáp và đất sét, nhà búp bê, xe các loại… đều giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo. Ngoài ra, các trò chơi điện tử có tính giáo dục, giúp bé học tốt cũng rất hữu ích như khái niệm về màu sắc, con số, làm toán, ghép từ, sử dụng chữ cái đánh vần…
Trẻ từ 9-12 tuổi
Trẻ em tuổi này thường chơi cùng nhau thông qua các hoạt động nhóm, thích tìm hiểu các khái niệm khoa học và học hỏi các kỹ năng giải quyết vấn đề. Các loại đồ chơi: thủ công, làm đồ trang sức, sơn trang phục, hội họa, xây dựng, mô hình có thể giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo và tính tự lập.
Sau 12 tuổi, các đồ chơi cho trẻ bắt đầu hợp nhất với người lớn.
Cha mẹ cần lưu ý khi mua đồ chơi cho trẻ:
• Nên mua đồ chơi có xuất xứ, nhãn mác rõ ràng. • Đọc kỹ nhãn mác về độ tuổi và sự an toàn của từng món đồ chơi. • Giải thích, hướng dẫn trẻ chơi đúng cách và an toàn. • Kiểm tra định kỳ để sữa chữa, vứt bỏ đồ chơi bị hư hỏng để đảm bảo an toàn cho trẻ. • Vệ sinh đồ chơi thường xuyên để hạn chế vi trùng, vi khuẩn có thể gây hại cho bé khi tiếp xúc.
Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn đồ chơi có thể giúp cải thiện tính cách của bé phần nào như các bé quá hiếu động thì mua các đồ chơi tĩnh và ngược lại. Bé hấp tấp vội vàng thì mua đồ chơi mang tính chế tác để giúp bé kiên nhẫn, cẩn thận hơn.
(Theo thanhnien.com.vn)
|
|